Chuyển đến nội dung chính

Nghiên cứu khoa học về Phytoestrogen và khả năng giảm cơn bốc hoả thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh

Phytoestrogen và khả năng giảm cơn bốc hoả thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh

12 thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên cho thấy, việc bổ sung Phytoestrogens giúp giảm đến 34% các cơn bốc hoả ở phụ nữ trung niên, kết quả càng tăng khi liều dùng càng cao.

Phytoestrogens - đối đầu với cơn bốc hoả thời kỳ mãn kinh

Tiền mãn kinh, mãn kinh thường đi kèm với triệu chứng vận mạch, đổ mồ hôi đêm cùng các biểu hiện rối loạn tâm lý như lo lắng, mất ngủ, suy nhược, giảm ham muốn, mệt mỏi… Mặc dù các triệu chứng này không gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khoẻ nhưng lại là nỗi phiền toái trong cuộc sống phụ nữ trung niên, có khả năng gây suy nhược trong thời gian dài, điển hình như các cơn bốc hoả thường xuyên.
Bốc hoả là một trong những triệu chứng thường gặp thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ
Các báo cáo gần đây cho thấy, ngoài liệu pháp thay thế hormone (HRT) từng được ưa chuộng nhưng đi kèm nhiều rủi ro cao về khả năng tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư tử cung… bổ sung phytoestrogens (estrogen thực vật) là giải pháp an toàn, hữu hiệu nhất hiện nay trong việc điều trị các triệu chứng thời kỳ mãn kinh. Không chỉ có nguồn gốc từ thực vật, phytoestrogen còn hỗ trợ giảm nguy cơ ung thư vú, loãng xương, chống lão hoá da hiệu quả.
Thống kê ước tính, tỷ lệ phụ nữ gặp phải các cơn bốc hoả thời kỳ mãn kinh ở các nước châu Á thường thấp hơn nhiều so với các nước phương Tây. Cụ thể, 70 - 80% phụ nữ Hoa Kỳ và châu u xuất hiện các cơn bốc hoả, trong khi tỷ lệ này ở phụ nữ Nhật Bản, Singapore chỉ vào khoảng 10 - 20% (Knight and Eden, 1995).
Các nghiên cứu khẳng định rằng có mối liên hệ mật thiết giữa lượng đậu nành được tiêu thụ trong chế độ ăn uống của phụ nữ châu Á, đồng nghĩa với việc tiêu thụ phytoestrogens nhiều hơn giúp giảm các triệu chứng liên quan đến bốc hoả, đặc biệt là thời kỳ mãn kinh, khi estrogen nội sinh thiếu hụt đáng kể.
Nghiên cứu khoa học về Phytoestrogens và các ảnh hưởng lên cơn bốc hoả thời kỳ mãn kinh
Để kiểm chứng tính hiệu quả của việc sử dụng phytoestrogen trong điều trị triệu chứng mãn kinh, một số nghiên cứu đã được thực hiện.
Hầu hết các nghiên cứu về triệu chứng cụ thể như cơn bốc hoả đều tiến hành theo dõi tần số và cường độ các cơn nóng, vì con số này có khả năng đo lại một cách khách quan nhất. Từ đây sẽ đưa ra nhận định về ảnh hưởng cụ thể của việc sử dụng Phytoestrogens lên các cơn bốc hoả cũng như các triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh khác.
Các nghiên cứu ban đầu về tác động của Phytoestrogens trong đậu nành với các cơn bốc hoả cho thấy có sự khác biệt rất lớn trong kết quả do sự khác nhau về mẫu và phương pháp áp dụng. Để loại bỏ ảnh hưởng từ các yếu tố này, một phân tích gộp được tiến hành. Đây là kết quả của 12 thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên (Murkies và cộng sự, 1995, Alber-tazzi và cộng sự, 1998, Scambia và cộng sự, 2000, Upmalis và cộng sự, 2000, Knight et al, 2001; Germain và cộng sự, 2001, Faure và cộng sự, 2002, Han và cộng sự, 2002, Van Patten và cộng sự, 2002, Burke và cộng sự, 2003, Penotti và cộng sự, 2003, Colacurci và cộng sự, 2004).
Kết quả cho thấy rằng bổ sung Phytoestrogens giúp giảm đến 34% các cơn bốc hoả (khoảng tin cậy 95% -0.47 đến -0.21, P

Kết quả của 12 thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên

Một kết quả thứ hai của 11 nghiên cứu sử dụng các dạng viên uống bổ sung Phytoestrogens (Scambia và cộng sự, 2000, Upmalis và cộng sự, 2000, Faure và cộng sự, 2002, Han và cộng sự, 2002. Nikander và cộng sự, 2003, Petit Nahas và cộng sự, 2004, Secre-et và et al., 2004, Campagnoli và cộng sự, 2005) muốn đưa ra kết luận về tầm quan trọng của liều dùng Phytoestrogens nhằm xác định liệu Phytoestrogens có giúp làm giảm các cơn bốc hoả hay không (Williamson-Hughes và cộng sự, 2006).
Trong nghiên cứu, nếu sử dụng hơn 15 mg genistein (một dạng hoạt chất của Phytoestrogens), tần suất cơn bốc hoả có dấu hiệu giảm sút. Từ đây, các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận, chính hàm lượng genistein trong Phytoestrogens chứ không phải tổng lượng Phytoestrogens giúp giảm các triệu chứng bốc hoả và 15mg genistein là hàm lượng dinh dưỡng nhỏ nhất cần thiết bổ sung mỗi ngày (Williamson-Hughes và cộng sự, 2006).
Một vài nghiên cứu mù đôi đã được tiến hành nhằm đảm bảo lại độ chính xác của các thử nghiệm trên.
Nghiên cứu tiếp theo được thực hiện ngẫu nhiên trên 51 phụ nữ mãn kinh ở Thuỵ Điển. Những người này được cho uống 60mg Phytoestrogens hoặc giả dược trong 3 tháng. Báo cáo cho thấy, các triệu chứng như bốc hoả giảm đáng kể hơn một nửa ở nhóm dùng Phytoestrogens. Trong khi nhóm dùng giả dược không có sự thay đổi (Cheng và cộng sự, 2007).
Một nghiên cứu ngẫu nhiên thứ hai được thực hiện trong suốt 12 tháng ở 247 phụ nữ mãn kinh tại Ý. Báo cáo cho thấy các cơn bốc giảm xuất hiện ít nhất 4 lần/ngày trong thời gian đầu (D'Anna và cộng sự, 2007). Mặc dù không có sự thay đổi về tần suất hoặc mức độ nghiêm trọng của các cơn bốc hoả ở nhóm dùng giả dược, tuy nhiên, cơn bốc hoả lại giảm đến 57% và cường độ đã giảm đến 38% ở những phụ nữ tiêu thụ 54 mg genistein hàng ngày (D'Anna và cộng sự, 2007).

Genistein là một dạng của Phytoestrogens Aglycone

Một thử nghiệm thứ ba có thiết kế chéo ngẫu nhiên, có đối chứng được thực hiện trong thời gian 8 tuần ở Mỹ, trên 60 phụ nữ mãn kinh. Trong thời gian điều trị, những người này được cho uống một nửa cốc đậu nành (chứa 25g protein đậu nành và 101 mg phytoestrogens) (Welty và cộng sự, 2007). Mặc dù không có sự thay đổi về tần suất các cơn bốc hoả trong giai đoạn kiểm soát nhưng các cơn bốc hoả lại giảm đến 40% và cải thiện đáng kể một số triệu chứng mãn kinh khác trong thời gian dùng đậu nành (Welty và cộng sự, 2007).
Một thử nghiệm với thiết kế chéo ngẫu nhiên, có đối chứng lần thứ tư được thực hiện trên 100 phụ nữ Ý thời kỳ mãn kinh. Những người này được cho dùng genistein 90mg hoặc giả dược trong sáu tuần. Kết quả là, 41 phụ nữ có triệu chứng nặng nhất (dựa trên điểm số của cơn bốc hoả = tần số × cường độ) đã giảm đáng kể ở nhóm dùng genistein so với nhóm dùng giả dược (31% so với 20%) (Albertazzi và cộng sự, 2005).
Và cuối cùng, một nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của một dạng viên uống bổ sung isoflavone (Phytoestrogens) (40 mg mỗi viên chiết xuất đậu nành) ở phụ nữ mãn kinh tại châu Phi với các triệu chứng bốc hoả và đổ mồ hôi đêm.
Nghiên cứu thực hiện trên 140 phụ nữ mãn kinh có tối thiểu 5 cơn cơn bốc hoả mỗi ngày và ra mồ hôi ngày hoặc đêm ở mức trung bình hoặc nặng. Những bệnh nhân này đã được bổ sung 40 mg phytoestrogens/ngày. Liều được tăng lên hai viên mỗi ngày khi có hơn năm cơn bốc hoả hoặc khi bệnh nhân không thể ngủ vì đổ mồ hôi ban đêm.
Các bệnh nhân được theo dõi trong thời gian 4 tháng và dữ liệu được phân tích bằng cách sử dụng EPI-InfoTM phiên bản 3.5.1. Kết quả đo được cho thấy các cơn bốc hoả và hiện tượng ra mồ hôi đêm giảm đáng kể.

Phytoestrogens giúp giảm các cơn bốc hoả và hiện tượng ra mồ hôi đêm

Số cơn bốc hoả mỗi ngày là 5,7 ở thời điểm bắt đầu và 1,8 ở tuần 16, tương ứng với tỷ lệ giảm 68,4% (n = 93 bệnh nhân ban đầu và n = 66 sau 16 tuần). Tần suất trung bình các đợt đổ mồ hôi ban ngày là 3,7 ở thời điểm khởi đầu và 0,8 ở tuần 16, tương ứng với giảm 78,4% (n = 127 bệnh nhân trong tuần đầu và n = 73 sau 16 tuần).
Trên 80% bệnh nhân dùng một viên bổ sung 40 mg Phytoestrogens mỗi ngày. Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ theo toa kê là hơn 95% trong thời gian theo dõi 4 tháng. Những kết quả này một lần nữa khẳng định hiệu quả của việc sử dụng viên uống cung cấp Phytoestrogen (40mg) trên các triệu chứng bốc hoả và ra mồ hôi đêm ở phụ nữ mãn kinh.
Như vậy, việc sử dụng Phytoestrogen dạng viên uống hiện nay được đánh giá là giải pháp an toàn, hiệu quả trong điều trị triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ tuổi trung niên, cụ thể là các cơn bốc hoả; đặc biệt không làm tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư tử cung, đột quỵ… như các giải pháp thay thế hormone (HRT) được sử dụng rộng rãi trước đây.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Viên uống mầm đậu nành SB

Viên uống mầm đậu nành SB - để tiền mãn kinh, mãn kinh không còn là nỗi lo Không chỉ giúp giảm đáng kể các triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh hiệu quả chỉ sau 2 tuần sử dụng, viên uống mầm đậu nành SB còn giúp hỗ trợ nâng cao sức khoẻ, ngăn ngừa nguy cơ về bệnh tim mạch, ung thư vú, ung thư tử cung ở phụ nữ trung niên

Phụ nữ thời kỳ mãn kinh: niềm tin - thái độ và hành vi

Phụ nữ thời kỳ mãn kinh: niềm tin - thái độ và hành vi Phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh thường đối mặt với nhiều thay đổi về tâm sinh lý, ảnh hưởng sức khoẻ, và cả những mối quan hệ trong gia đình, xã hội Thử thách với tên gọi “mãn kinh"

Aglycone vẫn được cả thế giới lựa chọn nhờ 3 điểm vượt trội sau!

"Sinh sau đẻ muộn" Aglycone vẫn được cả thế giới lựa chọn nhờ 3 điểm vượt trội sau! Hàng trăm năm qua, đậu nành được biết đến là nguồn bổ sung isoflavone dồi dào cho chơ thể. Đặc biệt, khi hấp thu với hàm lượng cao, isoflavone này còn có thể hoạt động tương tự các estrogen nội sinh nhờ cấu trúc hoá học đặc biệt cùng khả năng kết hợp với các thụ thể estrogen, cải thiện tình trạng thiếu hụt estrogen ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh, điều trị các triệu chứng mãn kinh do sụt giảm estrogen gây ra.